Site icon Nguyên liệu nông nghiệp AgriBB

Kỹ thuật trồng mía cho năng suất cao

kỹ thuật trồng mía

Mía là một cây công nghiệp quan trọng trong ngành đường. Đường là loại thực phẩm cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia và là nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng như bánh kẹo… Ngoài đường, mía còn tạo ra các sản phẩm phụ như:

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn thật chi tiết kỹ thuật trồng mía cho năng suất cao cũng như cách chọn giống mía phù hợp với mục đích trồng trọt và kinh tế của từng bà con nông dân.

Một số giống mía hiện nay

 Giống mía chín sớm:

Giống mía VN 84-4137

Giống mía VN 84-422

Giống mía chín trung bình

Giống mía ROC 10

 Giống mía ROC 16

Giống mía chín muộn

Giống mía K 84-200

Giống mía chín muộn

Giống F156:

Do Đài Loan lai tạo, nhập vào Việt Nam trước năm 1975 được công nhận là giống quốc gia năm 1990.

Giống F157:

Ngoài ra còn một số giống mía năng suất rất cao như Roc 22, ROC 27, KK 88-92, KK88-65, B85764

KỸ THUẬT CANH TÁC

Chọn đất trung bình

A. Trồng, chăm sóc mía tơ

1. Thời vụ:

2. Làm đất:

3. Chuẩn bị giống:

4. Mật độ khoảng cách:

5. Chuẩn bị phân:

  1. Lượng phân bón cho 1 ha như sau:

6. Cách bón và thời kỳ bón:

+ Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + toàn bộ lượng thuốc sâu bột hạt cần bón và một nửa lượng phân Kali với 1/3 lượng phân đạm. Đối với phân chuồng và phân lân bón trước khi cày bừa lần cuối còn với phân đạm phân Kali và thuốc trừ sâu bón sau khi rạch hàng.

+ Bón thúc:

– Bón thúc lần 1: Khi cây mía đẻ nhánh (cây mía có từ 5-7 lá thật) bón 1/3 lượng phân đạm cần bón. Bón cách gốc 3-5cm kết hợp với xới xáo và vun gốc.

– Bón thúc lần 2: Khi cây mía vươn lóng (sau trồng khoảng 4 tháng) bón lượng phân đạm và Kali còn lại cách bón như bón lần 1.

+ Lưu ý: Ngừng bón phân trước thu hoạch 6 tháng để không ảnh hưởng xấu đến phẩm chất của nguyên liệu

7. Chăm sóc:

– Dặm mía: Dặm lại các hốc không mọc bằng hom dự phòng hoặc lấy mầm từ chỗ dày.

– Làm cỏ sạch và sớm.

– Bón phân theo tỷ lệ ở trên nhưng kết hợp với xới xáo làm cỏ vun gốc

– Nếu mía còn non (nhỏ hơn 4 tháng tuổi) mà bị sâu đục thân thì có thể xử lý bằng thuốc Padan 95SP lượng dùng 1 kg/ha.

– Khi mía lớn hơn 5 tháng tuổi không nên phun thuốc bảo vệ thực vật trực tiếp lên cây.

B. Chăm sóc mía gốc:

– Sau khi thu hoạch, chặt các gốc còn cao chỉ để lại 3-4 mắt sát mặt đất. Băm lá mía và các xác thực vật rải đều trên mặt ruộng để tăng lượng mùn hữu cơ cho đất.

– Khi có mưa cày đất sát gốc để chăm sóc và bón phân theo liều lượng như sau:

160-200kg N                            330-420kg phân đạm urê

100-150kg P2O5 600-900kg phânlân Văn Điển

160-200kg K2O                       270-340kg Phân Clorua kali.

Thời kỳ bón:

+ Lần 1: Khi có mưa kết hợp với làm nhỏ đất và vun gốc ta bón toàn bộ lượng phân lân + 1/3 lượng phân đạm + 1/3 lượng kali cần bón.

+ Lần 2: Sau lần 1 một tháng bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali.

+ Lần 3: Sau lần 2 một tháng bón lượng phân còn lại.

C. Tưới nước:

Trong vụ mía, thường tưới từ 15-20 lần.

* Thời kỳ mía nảy mầm, đẻ nhánh: Tưới 4 lần/ tháng.

* Thời kỳ đẻ nhánh làm lóng: 2-3 lần/tháng.

* Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng.

* Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên.

D. Phòng trừ sâu cho cây mía:

Phòng trừ sâu cho cây mía

1. Sâu đục thân:

Sâu gây hại từ khi mọc mầm đến khi thu hoạch, có nhiều loại như sâu mình tròn, sâu 4 cạnh, sâu mình trắng, sâu mình hồng, sâu 5 vạch.

2. Rệp bông trắng: Rệp gây hại ở giữa và cuối vụ, sống chủ yếu phía sau của lá, có phủ một lớp bông trắng, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

3. Rệp sáp: Rệp ẩn lấp trong bẹ lá và mắt trên thân để hút dịch nhựa cây.

* Phòng trừ:

– Canh tác: Dọn sạch lá, loại bỏ sâu, làm đất hợp lý, luân canh với cây khác.

– Bảo vệ thiên địch như ong mắt đỏ.

– Sử dụng thuốc hoá học: Sử dụng thuốc Padan 4H cho sâu đục thân, sử dụng các loại thuốc trừ sâu và bệnh theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm nếu bệnh nặng.

E. Trồng mía hàng đôi:

Trồng mía hàng đôi cần giống từ 12-14 tấn/ha, trồng theo hàng đôi với khoảng cách hàng đôi là 0,8-1,2m và khoảng cách giữa 2 hàng đơn 0,3-0,4m. Khi trồng, sử dụng bò cày kết hợp cuốc vét rãnh, đặt hom mía vào rãnh có độ sâu từ 20-30cm, lấp đất và chặt chân giậm khi đặt hom mía. Mỗi hàng mía bỏ 2 hàng hom so le và gối đầu nhau. Lượng phân bón tăng lên 20% so với trồng hàng đơn (số cây mía nhiều hơn 1,4-1,5 lần hàng đơn). Áp dụng các kỹ thuật chăm sóc giống trồng hàng đơn.

 THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN:

Tùy từng giống mía trồng để xác định giai đoạn chín. Thu hoạch khi thân mía có màu da bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, độ ngọt gốc và ngọn không chênh lệch. Đốn sát gốc tất cả cây trên hàng mía bằng dao sắc, để cho vụ sau mía tái sinh đều hơn. Thu hoạch xong, vận chuyển nhanh chóng, không để quá hai ngày để giữ lượng đường trong mía.

>> Xem thêm: Bã mía là gì? Công dụng và cách dùng bã mía ra sao?

Exit mobile version